MÀN CỬA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NỘI THẤT

Để làm đẹp cho một căn nhà có rất nhiều cách khác nhau, trong đó sử dụng màn cửa là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho không gian nhà mình.

Vậy phải làm gì để có thể phát huy hết công năng sử dụng của màn trong thiết kế nội thất? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây, bạn sẽ có được những thông tin và gợi ý lý tưởng nhất.

Màn là gì?

Màn là giải pháp che chắn và trang trí cho các loại cửa hoặc các đồ vật trong nhà ở, trong văn phòng hoặc nhiều không gian sống và sinh hoạt khác có sử dụng thiết kế dạng mở hoặc liên thông các phòng với nhau như làm phông sân khấu, hội nghị, hội trường.

Về cơ bản, một bộ màn sẽ có cấu trúc gồm thân màn và các phụ kiện đi kèm. Phần thân màn chính là phần che chắn của màn như vải màn, sợi màn, lá màn…thường được chế tác trên nhiều chất liệu vải khác nhau. Phần phụ kiện đi kèm có tác dụng hỗ trợ cho phần thân màn hoạt động tốt như thanh treo màn, hệ thống motor, remote, khoen treo màn, đai treo màn, dây kéo…

Hiện nay trên thị trường màn có rất nhiều kiểu dáng và đặc biệt rất đa dạng về màu sắc nên bạn có thể thoải mái lựa chọn màn theo sở thích, theo không gian phòng và phong thủy của ngôi nhà.

Tầm quan trọng của màn cửa đối với ngôi nhà

Thiết kế không gian mở đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến nhất trong những không gian sống và làm việc của con người bởi khả năng tạo cảm hứng cho con người và giúp không gian thêm phần thân thiện. Đó cũng chính là lý do khiến màn cửa trở thành món đồ không thể thiếu trong mọi ngôi nhà. Không chỉ giúp những căn phòng tránh được tác động xấu của nắng, gió, bụi bẩn, màn cửa còn là trợ thủ đắc lực trong việc điều chỉnh nguồn ánh sáng phù hợp cho không gian và là bức ngăn tự nhiên, nhẹ nhàng đem lại sự riêng tư cho bạn.

Nhu cầu sử dụng màn nhiều nhất hiện nay là ở các văn phòng, quán cafe hay những không gian riêng tư trong ngôi nhà của bạn với rất nhiều mẫu mã, đa dạng về màu sắc sẽ giúp cho các không gian được che chắn tạo được phong cách riêng nhưng vẫn hài hòa với tổng thể ngôi nhà và mang đến sự dễ chịu cho gia chủ. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu chọn màn theo tuổi và mệnh thì về khía cạnh phong thủy nó còn góp phần tăng tài lộc và tăng vượng khí vào nhà đồng thời cũng mang lại sức khỏe, ổn định tâm lý cho cả gia đình.

Phân loại màn cửa

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ là nhu cầu sử dụng màn cửa trang trí trong các ngôi nhà cũng ngày càng phong phú. Và để đáp ứng đúng – đủ hiện trạng thị trường, những mẫu màn cửa khác nhau được sản xuất đa dạng hơn về chủng loại, về chất lượng và sở thích của người tiêu dùng.

Cụ thể màn cửa được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

Dựa trên công năng sử dụng: Màn che chắn, cách nhiệt, cách âm, cản bụi, cản tia cực tím, chống cháy…

Dựa theo thiết kế: Màn ly đôi, màn ly ba, màn ly nhỏ, màn đục khuyên, màn ẩn thanh, màn roman, màn móc khuyên,…

Dựa theo chủng loại, chất liệu: Màn vải, màn roman, màn sáo gỗ, màn lá dọc, màn áo nhôm, màn cuốn, màn cầu vồng, …

Dựa theo hình thức điều khiển: thủ công (bằng tay) và màn tự động ( remote, nút bấm)

Dựa vào loại cửa: màn cửa chính, màn cửa sổ…

Những loại màn trên đều có ưu và nhược điểm khác nhau và có giá thành khác nhau.

Có thể tìm hiểu cụ thể một số loại màn đang thịnh hành như:

Màn roman hay còn gọi là màn Xếp lớp: thường được sản xuất trên chất liệu polyester. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số loại vải như cotton, lanh hoặc gấm, nhung, tơ tằm…Mẫu màn này được thiết kế dạng kéo có kèm theo phụ kiện khi hoạt động lên xuống xếp lớp gọn gàng, đẹp mắt. Màn roman phù hợp với hầu hết mọi không gian từ nhà ở đến văn phòng, tuy nhiên cần lưu ý khi chọn màu sắc và họa tiết. Chẳng hạn như căn phòng nhỏ, ít cửa sổ thì nên ưu tiên những màu sắc tươi sáng và họa tiết sống động, còn với không gian rộng và có nhiều cửa số thì nên lựa chọn màu trơn nhẹ nhàng và những họa tiết chìm.

Màn sáo: gồm có 3 loại được sản xuất trên 3 chất liệu khác nhau là nhôm, nhựa và gỗ. Loại màn này có khả năng xoay lật 180 độ, kéo lên hay thả xuống ở nhiều độ cao nên giúp bạn dễ dàng điều chỉnh ánh sáng trong phòng theo ý muốn. Một vài ưu điểm khác là khả năng che chắn tốt, chống tia UV, chống bạc màu, dễ dàng vệ sinh… khiến màn sáo khá thân thiện với người dùng và thích hợp trong những không gian như phòng làm việc, văn phòng hay phòng khách của mỗi gia đình.

Màn cuốn: thường là những thiết kế dạng vải mành hiện đại, có thể kéo lên, hạ xuống một cách dễ dàng. Đây cũng là loại màn thích hợp để trang trí cho cửa sổ, cửa kính và những không gian mở có diện tích nhỏ bằng cách khéo léo kết hợp với màu tường, màu nền và màu của đồ nội thất. Màn cuốn có khả năng cản sáng, chống nắng và chống nhiệt tuyệt đối.

Màn lá: nếu như màn roman thiết kế kiểu xếp lớp theo chiều dọc thì màn lá lại xếp theo chiều ngang. Cơ chế hoạt động không phải kép lên hạ xuống nữa là là đẩy theo chiều ngay để điều chỉnh độ sáng theo ý muốn. Màn lá thường có tính thẩm mỹ và độ bền cao, có khả năng đàn hồi, chống nhiệt và cản sáng tốt, thân thiện với người dùng bởi hạn chế bắt bụi và dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng.

Màn tự động: đặc điểm dễ nhận biết nhất của những kiểu màn như thế này là hoạt động dựa trên sự công nghệ tiên tiến, chỉ cần bấm nút với các chức năng khác nhau là hệ thống đã có thể tự điều chỉnh màn sao cho phù hợp với yêu cầu và không gian căn phòng. Phụ kiện đi kèm thường không thể thiếu là remote.

Kích thước tiêu chuẩn của màn  cửa đẹp

Khi bạn muốn trang bị một bộ màn để trang trí cho căn nhà của mình thì bạn có thể liên hệ với những cơ sở chuyên cung cấp để được tư vấn cách lựa chọn với kích thước phù hợp. Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm hiểu và chủ động trao đổi thì có thể tham khảo những kích thước tiêu chuẩn của một số loại màn so với khung cửa ngay dưới đây:

Đối với dạng màn buông hay thả thì tùy vào kích thước và loại khung cửa mà bạn lựa chọn thiết kế để có thể tự cân đối giữa chiều cao và chiều rộng. Chẳng hạn như với cửa chính thì chiều cao của màn sẽ bằng chiều cao của cửa chính cộng thêm 10cm, còn chiều rộng sẽ bằng chiều ngang của cửa cộng thêm 20cm. Đối với cửa sổ thì chiều cao của màn sẽ cộng thêm 10cm mép trên và 30-40cm mép dưới của cửa sổ, còn chiều rộng thì sẽ cộng thêm 20-30cm vào chiều ngang của cửa sổ.

Đối với dạng màn xếp lớp thì sẽ đo kích thước lọt lòng và kích thước phủ bì để tính toán kích thước của màn. Kích thước lọt lòng của màn là chiều cao của cửa trừ đi 2cm, chiều rộng của màn là chiều rộng của khung cửa trừ đi 2 cm. Kích thước phủ bì của màn sẽ là chiều cao của cửa cộng thêm 30-50cm, chiều rộng của màn là chiều ngang của cửa cộng thêm 10cm.

Đây là những thông tin mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của những người phụ trách công trình thiết kế của gia đình mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *